Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Không phải tìm kiếm đâu xa, màn hình gập chính là tương lai của công nghệ

Thật khó có thể tìm được công nghệ smartphone nào còn hấp dẫn người dùng vào thời điểm hiện tại, thế nhưng những gì đang diễn ra gần đây cho thấy, có một thứ đang thách thức với thực tế đó: các thiết bị màn hình gập.

Với những sản phẩm như Galaxy Fold ra mắt vào đầu năm ngoái, gần đây hơn là Motorola Razr và đặc biệt là Galaxy Z Flip, dù vẫn còn nhiều trắc trở, nhưng đây là những sản phẩm thực sự khiến người dùng cảm thấy sự kỳ diệu đang quay trở lại với smartphone.

Điều đó rất dễ hiểu. Hầu như mọi người đều cảm nhận được ngay lợi ích mà công nghệ màn hình gập mang lại cho họ: biến một thiết bị màn hình lớn nằm vừa trong lòng bàn tay họ. Theo ông Taejoong Kim, Phó chủ tịch phụ trách nhóm thiết kế sản phẩm của Samsung, phát biểu trong buổi phỏng vấn kín tại San Francisco vừa qua, đó là Biên dịch một nhu cầu "trái khoáy" của người dùng:

Không phải tìm kiếm đâu xa, màn hình gập chính là tương lai của công nghệ - Ảnh 1.

Galaxy Fold - smartphone màn hình gập đầu tiên của Samsung.

" Nhu cầu của người tiêu dùng đối với smartphone đang ngày càng trở nên trái khoáy hơn. Họ muốn màn hình càng ngày càng lớn hơn cùng lúc với việc càng ngày càng dễ cầm nắm hơn. Để đáp ứng các nhu cầu khác biệt đó, chúng tôi tập trung vào công nghệ màn hình gập ."

Nhưng liệu đây có phải một xu hướng nhất thời hay đây là một tương lai mới?

Trên thực tế, nhu cầu mang theo một màn hình lớn để có thể đọc một cách dễ dàng các nội dung trên đó chưa bao giờ lỗi thời. Các smartphone với màn hình ngày một lớn cũng là để phục vụ điều này.

Và bởi vì những nội dung trên màn hình smartphone đang ngày một nhiều thêm, việc mở một thiết bị màn hình lớn ra sẽ làm giảm thời gian bạn dành ra để nhìn chằm chằm vào màn hình – và quả thật, điều đó đang ngày càng quan trọng hơn vào lúc này.

Chắc chắn chúng chưa hoàn hảo khi những vết nhăn vẫn có nhận thấy khi nhìn kỹ vào màn hình. Nhưng cũng giống như những khuyết điểm smartphone từng gặp phải khi mới ra mắt, một khi người dùng bắt đầu sử dụng nó, những vấn đề như vết lõm trên màn hình này nhanh chóng biến mất và trở nên không còn quan trọng nữa.

Không phải tìm kiếm đâu xa, màn hình gập chính là tương lai của công nghệ - Ảnh 2.

Galaxy Z Flip trong buổi ra mắt.

Uốn cong để thay đổi

Trong khi những khuyết điểm của nó thu hút sự chú ý của mọi người, những gì mà nó mang lại còn hấp dẫn người dùng hơn gấp bội. Số người quan tâm đến các thiết bị màn hình gập cũng như số người muốn sở hữu một trong số các thiết bị đó chưa bao giờ thôi khiến người ta kinh ngạc.

Ví dụ dễ thấy nhất là trong sự kiện Samsung Galaxy Unpacked vừa qua, nơi Galaxy Z Flip ra mắt. Số lượng các phóng viên, các YouTuber và những khách mời vây quanh các bàn trưng bày Z Flip để có thể dùng thử nó còn nhiều hơn số người vây quanh bất kỳ chiếc flagship mới ra mắt nào.

Và xu hướng màn hình gập đang vươn ra ngoài smartphone. Lenovo mới giới thiệu chiếc laptop ThinkPad X1 Fold, chiếc laptop màn hình gập dự kiến xuất xưởng vào cuối năm nay. Nó cho thấy, laptop màn hình gập đang bắt đầu đi những bước đầu tiên của mình.

Liệu mức giá cao có phải là rào cản?

Giống như bất kỳ loại công nghệ đột phá nào khi mới ra mắt, mức giá của nó đều khá cao so với mức chấp nhận được của đại đa số người mua. Trong khi Galaxy Fold có giá đến 1.980 USD, Motorola Razr có giá đến 1.500 USD, Galaxy Z Flip dù thấp hơn cũng có giá đến 1.380 USD.

Nhưng rất có thể trong vòng 18 tháng đến 2 năm tới – mức giá này sẽ giảm xuống dưới 1.000 USD và khi đó doanh số chắc chắn sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn và trở thành một sản phẩm phổ thông hơn với người dùng.

Không phải tìm kiếm đâu xa, màn hình gập chính là tương lai của công nghệ - Ảnh 3.

Màn hình gập đã mang lại cơ hội hồi sinh tên tuổi một thời - Motorola Razr.

Nhưng còn độ bền của chúng thì sao? Đó là vấn đề đang được nhiều người chú ý – đặc biệt sau những màn tra tấn khủng khiếp mà các YouTuber dành cho chúng – nhưng đây chắc chắn không phải cách mà chúng ta đối xử hàng ngày với smartphone của mình.

Mặc dù vậy chúng ta cũng đừng quên rằng, trong buổi bình minh của smartphone, chúng cũng chẳng hề có chống được nước hay bụi bẩn, cho đến khi cuộc cạnh tranh giành thị phần biến những điều này thành một tiêu chuẩn.

Hiện tại chúng ta cũng đang ở thời điểm tương tự của các thiết bị màn hình gập. Vẫn còn vô số những yếu tố về phần cứng và phần mềm mà chúng ta có thể tinh chỉnh và tối ưu, cả về chất lượng cũng như trải nghiệm sử dụng thiết bị.

Nhưng ngay cả khi chúng vẫn chưa đạt đến độ hoàn thiện, công nghệ màn hình gập vẫn đang hấp dẫn và mang lại lợi ích cho nhiều người đến mức gần như chắc chắn rằng, màn hình gập là công nghệ của tương lai.





Ảnh hưởng của dịch Covid-19, ACV ước tính lợi nhuận năm 2020 thấp hơn 6.000 tỷ đồng so với kế hoạch

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, ACV ước tính lợi nhuận năm 2020 thấp hơn 6.000 tỷ đồng so với kế hoạch
Xem bản thử nghiệm

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, ACV ước tính lợi nhuận năm 2020 thấp hơn 6.000 tỷ đồng so với kế hoạch

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, ACV ước tính lợi nhuận năm 2020 thấp hơn 6.000 tỷ đồng so với kế hoạch

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) kiến nghị Tổ công tác trình Chính phủ, Thủ tướng xem xét, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư.

Theo ước tính của ACV, ảnh hưởng đến từ dịch bệnh do virus corona (Covid-19) gây ra có thể khiến tổng sản lượng vận chuyển hành khách thông qua toàn mạng cảng ước giảm 35 triệu lượt khách trong năm 2020. Điều này có thể khiến cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của ACV chỉ đạt 1.700 tỷ đồng, giảm hơn 6.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm.

Năm ngoái, ACV đạt mức doanh thu thuần 18.293 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 8.343 tỷ đồng, đây là kết quả kinh doanh kỉ lục của doanh nghiệp này nhờ tăng trưởng cả khối lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không.

ACV kiến nghị Tổ công tác trình Chính phủ, Thủ tướng xem xét, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư, đặc biệt với hai dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống sân đường khu bay tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài để có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động khai thác khi thị trường hồi phục trở lại và an toàn hoạt động bay.


Các văn bản hướng dẫn Luật hàng không dân dụng Việt Nam hiện chưa quy định, hướng dẫn và xác định rõ vai trò của doanh nghiệp cảng về quyền đầu tư, phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không được giao quản lí, khai thác. Điều này làm ảnh hưởng đến việc chủ động đầu tư, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng cảng hàng không của ACV. Trong khi đó, ACV đã tích lũy nguồn tiền sẵn có để triển khai ngay các dự án.

Thực tế tại thời điểm 31/12/2019, lượng tiền gửi ngắn hạn của công ty này lên tới gần 31.200 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa tổng tài sản.

Để giải quyết vướng mắc này, trong dự thảo sửa đổi NĐ102/2015 về quản lí khai thác cảng hàng không, Bộ GTVT đã bổ sung các điều khoản quy định rõ thẩm quyền của doanh nghiệp cảng trong đầu tư, cải tạo nâng cấp cảng.

ACV cũng phối hợp Cục HKVN hoàn thành báo cáo về định hướng xã hội hóa đầu tư xây dựng cảng hàng không, hiện Bộ GTVT đang gửi các Bộ ngành, các doanh nghiệp có liên quan để lấy ý kiến trình Thủ tướng…

Hàng loạt các doanh nghiệp chung tay phòng chống dịch và bảo vệ nhân viên, khách hàng, bạn có thể theo dõi trên mục Doanh nghiệp hành động trong chiến dịch Lá chắn virus Corona trên mạng xã hội Lotus tại đây

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, ACV ước tính lợi nhuận năm 2020 thấp hơn 6.000 tỷ đồng so với kế hoạch - Ảnh 2.

Theo Lâm Tuyền

Thời báo Chứng khoán

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM

Ban biên tập CafeF

Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082

Email: info@cafef.vn Hotline: 0926 864 344

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0942 86 11 33

Email: doanhnghiep@admicro.vn

Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2007 - 2020 - Công ty Cổ phần VCCorp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Thỏa thuận chia sẻ nội dung Chính sách bảo mật

Ghi rõ nguồn "CafeF" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Trở lên trên

Cụm camera "siêu to khổng lồ" trên Galaxy S20 Ultra ẩn giấu cả một thông điệp ngầm đằng sau

Nếu bạn cảm thấy cụm camera sau trên iPhone 11 Pro với 3 ống kính to tròn như 3 con mắt đang trừng trừng nhìn vào mình là xấu, có lẽ bạn sẽ thấy khó hiểu về cụm camera sau trên Galaxy S20 Ultra, khi nổi rất rõ lên mặt lưng đang phẳng phiu của chiếc điện thoại.

Chẳng lẽ việc thiết kế một cụm camera sau cân đối giống như Galaxy Note10 và Galaxy S10 đang trở nên quá khó đến mức các nhà sản xuất không thể tìm ra cách nào khác hay sao? Quả thật, với nhu cầu người dùng muốn chụp được các bức ảnh ngày càng đẹp hơn, tiện dụng hơn, khả năng thiết kế nên một cụm camera đẹp hơn cũng ngày càng khó khăn hơn.

Thách thức từ phần cứng camera

Cụm camera siêu to khổng lồ trên Galaxy S20 Ultra ẩn giấu cả một thông điệp ngầm đằng sau - Ảnh 1.

Đầu tiên là vì phần cứng camera. Cho dù những dòng code cho thấy tầm quan trọng trong việc mang lại những khả năng kỳ diệu vượt quá giới hạn của phần cứng camera, chúng vẫn cần đến dữ liệu từ những phần cứng này. Càng nhiều dữ liệu sẽ càng giúp phần mềm chụp ảnh nhận biết tốt hơn nội dung của bức ảnh cũng như cho ra các bức ảnh đẹp hơn.

Để thu được nhiều dữ liệu hơn, camera smartphone sẽ cần cảm biến và ống kính lớn hơn nữa. Và rõ ràng khi nhồi nhét những linh kiện ngày càng lớn hơn này vào bên trong, khó có thể hy vọng vào một cụm camera đẹp trên mặt lưng điện thoại được.

Nhưng bên cạnh các trở ngại về công nghệ và kỹ thuật, những nhà sản xuất điện thoại còn phải vượt qua một trở ngại khác. Đó là niềm tin của người dùng vào chất lượng ảnh chụp trên điện thoại so với các camera chuyên dụng khác.

Thiết kế phải như thế thì chụp ảnh mới đẹp

Quả thật, camera trên điện thoại có rất nhiều nhược điểm khi so sánh với những máy ảnh chuyên dụng, chúng có cảm biến nhỏ hơn, ống kính kém hơn. Thế nhưng smartphone đang là nơi tập trung các công nghệ hàng đầu của các hãng điện thoại, từ trí tuệ nhân tạo đến các công nghệ cảm biến và ống kính mới, nhằm thu hẹp khoảng cách này.

Cụm camera siêu to khổng lồ trên Galaxy S20 Ultra ẩn giấu cả một thông điệp ngầm đằng sau - Ảnh 2.

Giữa những thiết kế trên, đâu là cụm camera làm người dùng tự tin hơn mỗi khi chụp ảnh.

Thế nhưng ngay cả khi smartphone đã có thể chụp ảnh xóa phông hay tạo ra những bức ảnh với bokeh tuyệt đẹp, hoặc thậm chí tạo ra những bức ảnh lung linh trong điều kiện thiếu sáng, trong tâm trí người dùng, camera smartphone vẫn thật yếu đuối khi đặt cạnh những chiếc DSLR "cool, ngầu" với ống kính rời to khủng bố.

Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu khi những tiến bộ về công nghệ camera trên smartphone đều được giấu bên trong những code và các cảm biến nhỏ xíu nằm ẩn sâu bên trong chúng – những tiến bộ mà người dùng không thể nhìn thấy. Còn với các máy ảnh chuyên dụng – chúng hiển hiện ngay trước mắt người dùng – các cặp ống kính dài và to lớn.

Những chiếc ống kính chuyên dụng đó cục mịch và xấu xí, nhưng với người Biên dịch dùng, chúng lại cho họ niềm tin vào chất lượng ảnh chụp của mình, khiến họ tự tin sử dụng chúng.

Điều tương tự đang được các nhà sản xuất điện thoại áp dụng khi thiết kế cụm camera sau trên smartphone của mình. Thay vì càng ngày càng thanh mảnh, chúng ngày càng to lớn và dầy dặn hơn. Nhưng đây cũng là thông điệp ngầm mà những nhà sản xuất điện thoại muốn gửi tới người dùng về tiềm năng nhiếp ảnh bên trong chúng.

Galaxy S20 Ultra - Khả năng chụp ảnh đáng kinh ngạc bên dưới cụm camera

Cụm camera siêu to khổng lồ trên Galaxy S20 Ultra ẩn giấu cả một thông điệp ngầm đằng sau - Ảnh 3.

Bên dưới thiết kế thô kệch này là những thông số của một smartphone quái vật về chụp ảnh.

Cho đến nay chắc hẳn Galaxy S20 Ultra là cụm camera sau dày nhất chúng ta từng thấy trên smartphone. Nhưng Samsung cũng có cách làm cho người dùng không phải quá khó chịu về thiết kế đó.

Galaxy S20 Ultra được ra mắt chỉ với 2 màu: Đen (Cosmic Black) và Xám thẫm (Comsic Gray). Các màu sắc này hòa trộn với màu đen của ống kính và cụm camera nhằm giấu đi những "cái lỗ" xấu xí như trên iPhone 11 Pro. Đồng thời nó còn làm cho thiết kế tổng thể trở nên nam tính hơn.

Thô ráp và nam tính – giống như những máy ảnh DSLR ngoại cỡ - nhưng đây cũng là thông điệp ngầm gửi đến người dùng về những thông số và sức mạnh chụp ảnh đáng kinh ngạc bên dưới: cảm biến camera chính lên tới 108MP cùng ống kính tiềm vọng cho khả năng zoom kỹ thuật số tới 100x. Những thông số kỹ thuật cho thấy một kỷ nguyên mới của nhiếp ảnh di động sắp được mở ra.

Cụm camera siêu to khổng lồ trên Galaxy S20 Ultra ẩn giấu cả một thông điệp ngầm đằng sau - Ảnh 4.

Hệ thống ống kính bẻ gập đường đi của ánh sáng trong Galaxy S20 Ultra.

Trong khi phần cứng mạnh mẽ trên giúp người dùng tự tin hơn vào khả năng chụp ảnh, nó lại làm việc tạo nên một cụm camera mỏng hơn trở nên khó khăn gấp bội. Kích thước của lăng kính phản chiếu, cùng với các ống kính chồng lên nhau, cũng như cả cảm biến 48MP khiến cả cụm camera với zoom quang 5x này không thể quá mỏng được. Dù còn khá dày, nhưng đây có lẽ là giới hạn cuối cùng cho cả một hệ thống phần cứng camera đẳng cấp bên dưới.

Đó là còn chưa kể đến những thuật toán dành riêng cho việc thao tác và xử lý hình ảnh mạnh mẽ bên trong Galaxy S20 Ultra. Tất cả đều để hướng đến một mục đích, cho phép người dùng ấn một lần và sau đó chọn ra những bức ảnh đẹp nhất để up lên mạng xã hội. Nhanh chóng và tiện lợi vượt trội so với những chiếc DSLR.

Quay thử tính năng siêu chống rung Super Steady trên Galaxy S20 Ultra.

Khi cuộc chiến trên thị trường smartphone đang ngày càng khốc liệt hơn, các nhà sản xuất không chỉ muốn mang đến những tính năng camera cao cấp nhất, mà còn muốn người dùng phải tự tin vào các tính năng đó, để sử dụng smartphone như thiết bị chụp ảnh duy nhất của mình thay vì phải cần đến một máy ảnh chuyên dụng nữa. Làm được điều đó, họ không chỉ có được niềm tin từ người dùng, mà còn cả thị phần từ đối thủ nữa. Việc thiết kế theo hướng khác biệt như thế này cũng đánh dấu Samsung nay đã thay đổi, khi không quá trọng tâm vào thiết kế vượt trội nữa mà hướng đến trải nghiệm người dùng nhiều hơn.



Phó Chủ tịch Tp.HCM: Thành phố sẽ cố gắng làm nhanh quy trình thực hiện dự án cho doanh nghiệp

Phó Chủ tịch Tp.HCM: Thành phố sẽ cố gắng làm nhanh quy trình thực hiện dự án cho doanh nghiệp
Xem bản thử nghiệm

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

Phó Chủ tịch Tp.HCM: Thành phố sẽ cố gắng làm nhanh quy trình thực hiện dự án cho doanh nghiệp

22-02-2020 - 11:17 AM Bất động sản

Phó Chủ tịch Tp.HCM: Thành phố sẽ cố gắng làm nhanh quy trình thực hiện dự án cho doanh nghiệp

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM, nếu quy trình để thực hiện một dự án BĐS có đất hỗn hợp còn chậm trễ, gây khó khăn cho doanh nghiệp thì thành phố (TP) sẽ coi lại quy trình xử lý nội bộ để làm nhanh hơn.

Theo kiến nghị của Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) quy trình để thực hiện một dự án BĐS có đất hỗn hợp, doanh nghiệp phải trải qua 6 bước: 1. Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư; 2. Trình duyệt quy hoạch chi tiết 1/500; 3. Làm thủ tục giao thuê đất; 4. Doanh nghiệp phải lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất. 5. Được cấp “sổ đỏ” dự án; 6. Doanh nghiệp được công nhận chủ đầu tư, thẩm định thiết kế, cấp giấy phép xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng. Quy trình này hiện đang chậm trễ và gây khó khăn cho doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp BĐS luôn mong muốn sớm được nộp tiền sử dụng đất sớm. Vì hiện nay quy trình nộp quá lâu. Doanh nghiệp muốn bán được thì bắt buộc phải nộp tiền sử dụng đất, quy trình nộp nghĩa vụ tài chính chính chậm trễ đã làm ảnh toàn bộ quy trình cấp phép, triển khai xây dựng dự án của doanh nghiệp”, ông Châu nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Tp.HCM: Thành phố sẽ cố gắng làm nhanh quy trình thực hiện dự án cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết, sẽ xem lại để quy trình thực hiện dự án cho doanh nghiệp nhanh hơn. Ảnh: Hạ Vy

Trả lời kiến nghị của HoREA, Phó Chủ tịch UBDN Tp.HCM Võ Văn Hoan cho rằng, bắt buộc doanh nghiệp BĐS phải thực hiện theo đúng quy trình thực hiện dự án BĐS theo quy định của pháp luật. Bản thân cán bộ nhà nước không dám buông lơi để doanh nghiệp hoàn thành dự án xong mới nộp nghĩa vụ tài chính.

Theo ông Hoan, nghĩa vụ tài chính là khâu khó thực hiện. Nếu chưa thực hiện khâu này thì nhà nước sẽ không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu doanh nghiệp đi ngược, có giấy chứng nhận, triển khai xây dựng dự án xong mới nộp tiền sử dụng đất rất dễ dẫn đến doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất. Chưa kể, bản thân doanh nghiệp chưa biết được mình có nộp tiền sử dụng đất ít hay nhiều, giá thành của dự án sẽ ra sao, rồi chuyển nhượng như thế nào nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ông Hoan cho rằng, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước quyết định thì cứ phải làm, cấp phép xây dựng vẫn cứ phải cấp. Bởi thực tế có nhiều CĐT bỏ tiền vào đất, nếu không được giải quyết thì rất khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tiền dự án nằm trong ngân hàng.

Phó Chủ tịch Tp.HCM: Thành phố sẽ cố gắng làm nhanh quy trình thực hiện dự án cho doanh nghiệp - Ảnh 2.

Theo ông Châu, quy trình nộp nghĩa vụ tài chính chính chậm trễ đã làm ảnh toàn bộ quy trình cấp phép, triển khai xây dựng dự án của doanh nghiệp. Ảnh: Hạ vy

“Về phía Thành phố, nếu thấy các quy trình thực hiện dự án chưa quy định hoặc quy trình chậm thì sẽ báo cáo lên trên để làm nhanh và làm theo quy trình chặt chẽ. Doanh nghiệp phải hoàn thành các khâu thì dự án mới chạy được”, ông Hoan khẳng định.

Còn theo đại diện Tập đoàn Novaland, một trong những DN bất động sản tên tuổi hoạt động tại phía Nam, với sự lắng nghe, nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp của lãnh đạo các cấp UBND Tp.HCM và Sở ban ngành nên những tháng gần đây đã tháo gỡ các vướng mắc ở một số dự án như chung cư Cô Giang tại số 100 Cô Giang, phường Cô Giang, quận 1 đã được UBND TP.HCM giao đất, Sở Xây dựng cấp phép xây dựng; dự án trung tâm thương mại, văn phòng, officetel và căn hộ tại số 151-155 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4 đã được UBND TP.HCM - Sở Tài nguyên và Môi trường duyệt giá tiền sử dụng đất của dự án;

Hay như: dự án khu cao ốc căn hộ thương mại tại phường Thảo Điền, quận 2 và dự án cao ốc thương mại và căn hộ tại số 1W Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh đã được Sở Tài nguyên và Môi trường chấp thuận cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho người dân;

Dự án khu chung cư cao tầng tại số 67 Mai Chí Thọ, phường An Phú, quận 2 và 07 dự án tại khu vực quận Phú Nhuận cũng đang được Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở ngành xem xét định giá tiền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho người dân…

Bên cạnh đó thì còn nhiều dự án khác mà các công ty thành viên đang quản lý sử dụng các khu đất theo hợp đồng thuê đất. Tuy nhiên khi thực hiện các thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch chung đã được phê duyệt, các Sở ngành còn phân vân trong việc giải quyết hồ sơ do chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho loại hình này. Nên tập đoàn này kiến nghị TP sớm đưa ra các hướng dẫn, chỉ đạo để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc hiện tại;

Cho phép chủ đầu tư được nhanh chóng tiếp tục triển khai dự án nhằm giúp bổ sung nguồn cung cho thị trường bất động sản, đáp ứng nhu cầu nhà ở và đầu tư của người dân; qua đó nâng cao đời sống an sinh xã hội, góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Cũng theo Novaland, hiện quỹ đất của công ty khá lớn khoảng 4.900ha, là nền tảng tạo điều kiện cho việc gối đầu dự án và liên tục đưa sản phẩm mới ra thị trường. Hầu hết dự án của Novaland đều có khả năng triển khai được ngay một khi hoàn chỉnh thủ tục pháp lý, có thể đáp ứng nhu cầu thị trường ở nhiều phân khúc khác nhau và nhiều thời điểm khác nhau. Nói một cách khác Novaland có sẵn của để dành và nếu "cơm chưa ăn thì gạo còn đó". Điều này góp phần tạo nên tiềm năng của tập đoàn. Các nhà đầu tư cũng tin tưởng vào tầm nhìn dài hạn và những vướng mắc pháp lý nhà đất không thể kéo dài mãi, khi thị trường được khơi thông thì Novaland có sẵn quỹ đất, nguồn cung  để tung ra ngay cũng là điểm tích cực. 

Ông Nguyễn Văn Đồi, Giám đốc SSG, đại diện các doanh nghiệp BĐS cũng cho ý kiến, thực tế rất nhiều doanh nghiệp BĐS đang gồng mình lên để thực hiện dự án. Quy trình thực hiện dự án 4 bước, 5 bước hay 6 bước không quan trọng mà quan trong là mất bao lâu để thực hiện các bước đó. Doanh nghiệp luôn mong muốn được nộp tiền sử dụng đất càng nhanh càng tốt. Thực tế thì quy trình vẫn phải thực hiện nhưng cần phải nhanh. Nếu không thực hiện nghĩa vụ tài chính trước thì có một số doanh nghiệp chưa xong đã bán lúa non, chưa biết tiền sử dụng đất bao nhiêu đã bán, bán hớ, bán giá thấp khi doanh nghiệp phá sản lại kêu.

“Các sở ban ngành thẩm định để cho doanh nghiệp đóng tiền sử dụng đất càng nhanh càng tốt. Điều này thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể đi các bước tiếp theo trong việc thực hiện một dự án”, đại diện doanh nghiệp này nhấn mạnh.

Hạ Vy

Theo Nhịp sống kinh tế

Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc Copy link

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM

Ban biên tập CafeF

Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082

Email: info@cafef.vn Hotline: 0926 864 344

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0942 86 11 33

Email: doanhnghiep@admicro.vn

Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2007 - 2020 - Công ty Cổ phần VCCorp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Thỏa thuận chia sẻ nội dung Chính sách bảo mật

Ghi rõ nguồn "CafeF" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Trở lên trên